Sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam là cột mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay được thành lập. Mặc dù chỉ có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng khi mới thành lập nhưng sự ra đời của Đội đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt, ngay từ khi mới ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã có ngay một cương lĩnh chính trị, quân sự đúng đắn. Bản cương lĩnh đó chính là Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo. Nội dung chỉ thị tuy ngắn gọn nhưng súc tích, hàm chứa nhiều vấn đề cơ bản về đường lối quân sự của Đảng.
Từ đây, Đảng ta và cách mạng Việt Nam có một đội quân chủ lực vừa làm nhiệm vụ tác chiến, vừa đóng vai trò tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, dìu dắt đội vũ trang địa phương tác chiến, mở rộng khu căn cứ cách mạng, cùng nhân dân cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được dùng từ năm 1954. Và từ đó, huy hiệu quân đội chính thức được ra đời.
Huy hiệu trong quân đội mang một ý nghĩa hết sức quan trọng
>>> Xem ngay Full từ A-Z về quy định và các mức thưởng của Huy Hiệu Đảng
Huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam, hay còn được gọi là quân hiệu có hình tròn. Ở giữa là hình ngôi sao nổi màu vàng, xung quanh có 2 bông lúa màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe với răng bánh màu vàng. Phía vành ngoài huy hiệu cũng sử dụng theo màu vàng tương ứng. Riêng huy hiệu của Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có phần nền hai bông lúa màu xanh dương.
Huy hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam
Ở thời điểm đầu tiên, toàn bộ ngành thuộc quân đội đều dùng chung huy hiệu và chưa có sự chia tách thành các quân hiệu khác nhau. Đến năm 1958, huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam mới chia thành 3 nhánh riêng biệt, gồm: Lục quân, Không quân và Hải quân.
Hệ thống cấp bậc trong quân đội nhân dân Việt Nam được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Cấp Tướng |
Đại Tướng |
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân |
|
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân |
|
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân |
|
Cấp tá |
Đại tá |
Thượng tá |
|
Trung tá |
|
Thiếu tá |
|
Cấp úy |
Đại úy |
Thượng úy |
|
Trung úy |
|
Thiếu úy |
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 3 bậc:
Sĩ quan tại ngũ được hiểu là sĩ quan đang công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999, sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau:
Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm; nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng, biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên và logo. Dưới đây là một số đặc điểm của phù hiệu quân đội nhân dân Việt Nam.
Cành tùng có màu vàng, gồm hai loại như sau:
Nền phù hiệu
Nền phù hiệu hình bình hành. Đối với lục quân có nền màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng có nền màu xanh lá, Phòng không - Không quân có màu xanh hòa bình, Hải quân có màu tím than. Đặc biệt, nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5mm có ở 3 cạnh.
Hình phù hiệu
Đặc điểm chung của các quân, binh chủng đều có màu vàng.
Các loại phù hiệu trong quân đội nhân dân Việt Nam
>>> Tìm hiểu thêm về huy hiệu cựu chiến binh <<<
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Không chỉ là lực lượng đứng đầu tiền tuyến, là những anh hùng trong thời chiến mà lực lượng quân đội cũng là lực lượng của nhân dân. Vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh.
Mặc trang phục đồng bộ theo quy định tại điều 3 và điều 4 của thông tư số 84/2010/TT-BQP, đeo dải hoặc cuống Huân, Huy chương trên ngực áo bên trái. Mép trên cuống Huân, Huy chương hàng thứ nhất cao hơn mép trên mép trên nắp túi áo ngực 5 cm.
Đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải, cách mép nắp trên túi áo ngực 5cm, theo thứ tự hạng cao ở trên, hạng thấp ở dưới. Huy hiệu có thể đeo thành nhiều hàng, mỗi hàng không quá 5 chiếc.
Đối với trang phục nữ đeo dải Huân, Huy chương trên ngực áo bên trái, mép trên hàng thứ nhất cao ngang với mép trên cúc áo trên cùng hàng khuy giữa. Đeo huy hiệu trên ngực áo bên phải, mép trên của huy hiệu cao ngang với mép trên cúc áo trên cùng hàng khuy giữa.
Trang phục và cách đeo huy hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Logo huy hiệu quân đội Nhân dân Việt Nam là cách gọi vắn tắt được những người làm công việc Thiết kế hoặc in ấn khi nói về các Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, quân hiệu quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội. Với lực lượng bao gồm rất nhiều nhánh phục vụ. Mỗi nhánh sẽ có một hệ thống bao gồm quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu cho binh sĩ và sĩ quan.
EPVINA - địa chỉ uy tín sản xuất logo huy hiệu tại Việt Nam
Mang một ý nghĩa to lớn, vì vậy việc lựa chọn một địa chỉ đáng tin cậy để mua logo huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam là một điều vô cùng cần thiết. Đến với cơ sở làm huy hiệu EPVINA, bạn sẽ được đảm bảo những quyền lợi sau:
Trên đây là bài viết tổng hợp các huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đem đến cho độc giả cái nhìn đầy đủ nhất. EPVINA là địa chỉ khách hàng tin tưởng và an tâm để lựa chọn những sản phẩm logo cùng với giá thành hợp lý.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ Hà Nội: K23 TT10 đường Foresa1, KĐT Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0903296006
Kinh doanh: Mr Trường - 0906267069 | Ms Oanh - 0936243069 | Mr Phú - 0904562698 | Ms Hoa - 0936700288
Địa chỉ TP.HCM: 79 - 81 Nguyễn Văn Luông, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh doanh: Ms Lan - 0932364286 | Mr Hoàng - 0902190036 | Ms Nguyệt - 0934478558
Các tin khác